BÁC HỒ VỚI CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
16/06/2014 9:16:49 SA
Tại hội nghị Bộ chính trị vào đầu tháng 10/1953 để thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, Bác Hồ nói: Địch tập trung quân cơ đọng để tạo nên sức mạnh… không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn". Bác kết thúc hội nghị: "Tổng quân ủy phải có một kế hoạch lâu dài về mọi mặt để đối phó với kẻ địch trên chiến trường toàn quốc, sau đó phải có một kế hoạch đẩy mạnh những hoạt động du kích tại đồng bằng Bắc Bộ. Về hướng hoạt động lấy Tây Bắc làm hướng chính, c

Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân năm 1953 - 1954. Đảng ủy chiến dịch được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch.
          Trước khi vào mùa khô 1953 -1954, so sánh lực lượng về quân số địch đã vượt ta khá xa. Tổng quân số của địch là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi và 299.000 quân ngụy. Tổng quân số của ta là 252.000 người. Như vậy quân địch đông hơn 193.000 người. Riêng quân ngụy cũng đã đông hơn 47.000 người về bộ binh, địch có 267 tiểu đoàn, ngụy có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội, ngụy có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân Pháp có 580 máy bay, ngụy có 25 máy bay thám thính và liên lạc, ngụy có 104 tàu loại nhỏ và 3 tàu ngư lôi. Lực lượng của ta vẫn đơn thuần là bộ binh gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không ta có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
          Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, ta có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của địch. Biên chế tiểu đoàn của ta là 635 người, biên chế tiểu đoàn của địch từ 8000 đến 1000 người.
          Tuy nhiên bên cạnh bộ đội chủ lực và địa phương cả nước ta đã có khoảng 2 triệu dân quân du kích. Đây là lực lượng chủ yếu bám sát ở các làng, xã, thị trấn, thành phố ở vùng tạm chiếm và vùng tranh chấp đối phó với bộ máy kìm kẹp của địch, chống càn hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực trong các trận đánh cũng như các chiến dịch. Theo Bác, đây chính là bức tường sát mà kẻ địch nào đụng vào cũng phải tan.
          Sự chênh lệch về quân số, vũ khí, trang bị không hoàn toàn phản ánh sức mạnh của đôi bên trong cuộc chiến. Địch tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng chiến tranh nhân dân của ta làm cho quân địch phải phân tán trên khắp các chiến trường.
          Lúc bấy giờ quân địch còn phải đối phó với các lực lượng của ta các mặt trận: Tây Bắc; Thượng Lào, Trung Du, Hữu Ngạn Liên khu 3, Tây Nguyên,…
          Nghiên cứu địa bàn Điện Biên Phủ và so sánh lực lượng giữa ta và địch Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương đánh nhanh thắng nhanh, bộ đội còn sung sức, sẽ đỡ tổn thất và không phải đối phó với khó khăn về tiếp tế đạn dược, lương thực cho hàng vặn chiến sỹ và dân công trong một cuộc chiến dấu dài ngày,…
          Ngày 14 tháng 1 năm 1954, mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến trên một sa bàn lớn tại hang Thẩm Púa. Cán bộ cao cấp, trung cấp và đại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt.
          Sở chỉ huy chiến dịch từ cây số 15 chuyển vào một khu rừng ngang cây số 62 gần bản Nà Tấu.
          Các đồng chí trong Bộ chỉ huy và Đảng ủy mặt trận chia nhau đi kiểm tra và đôn đốc chuẩn bị chiến đấu. Pháo binh bắt đầu kéo vào mặt trận là thời gian rất dài. Đồng chí Võ Nguyên Giáp sau khi kiểm tra cân nhắc suy tính vẫn chưa an tâm khi nhớ tới lời Bác Hồ căn dặn lúc trao nhiệm vụ cho đồng chí: "Tổng tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại! trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn bàn thống nhất trong đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh". Với tinh thần trách nhiệm trước Bác Hồ và Bộ chính trị sau khi nghe hết ý kiến các đồng chí trong Bộ chỉ huy chiến dịch, đồng chí Võ Nguyên Giáp kết luận: Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là: "Đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ " Đánh nhanh thắng nhanh" sang " Đánh chắc thắng chắc".
          Nay quyết định hoãn cuộc tấn công, ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lùi về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuẩn bị theo phương châm mới.
          Ngày 11 tháng 3 năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận được thư của Bác Hồ. Bài viết: "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang.
          Các chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân sự đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.
          Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.
          Chúc các chú thắng to
          Bác hôn các chú".
 
          Ngày 13 tháng 3 năm 1954 trận mở màn chiến dịch bắt đầu đánh vào cứ điểm Him Lam cùng lúc toàn bộ pháo binh của ta 40 khẩu pháo cỡ từ 75 đến 120 milimet đồng loạt nhả đạn giành thắng lợi.
          Về sau Hạ sĩ Kupiắc sống sót trong trận Him Lam đã kể lại về trận pháo hỏa mở màn chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954 như sau: " Vào lúc đó, dập một cái, ngày tận thế đã đến,… Beattrice bay đi, tan thành bụi. Quanh tôi đất đá tung lên, những người lính lê dương gục xuống, bị thương và chết nằm la liệt. Tất cả đều kinh ngạc va tự  hỏi không biết Việt Minh lấy ở đâu ra nhiều pháo đến thế, có thể bắn mạnh đến thế. Đạn đại bác trút xuống không ngừng như một trận mưa đá bất thần buổi chiều thu. Lô cốt, đường hào nối tiếp nhau đè bẹp, chôn vùi người và vũ khí".
          Thừa thắng xông lên, các cánh quân của ta đồng loạt tấn công vào các cứ điểm đã định sẵn. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" tung bay trên điểm cao A1 báo hiệu báo hiệu giờ tàn của cứ điểm.
          Sáng hôm sau, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận được thư của Bác Hồ "Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời ngợi khen cán bộ, chiến sỹ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẽ vang.
          Thắng lợi tuy to lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không thể thắng mà kiêu không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để dành độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình, bất kỳ đấu tranh quân sự hay ngoại giao đều phải trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn".
          Về sau trong phần cuối bài viết " Mẩu truyện về Điện Biên Phủ" Bác Hồ đã viết: " Báo chí phản động Pháp - Mỹ đã phải nhận rằng: Điện Biên Phủ là cuộc thất bại to nhất từ ngày Pháp đầu hàng Đức 1940. Quân viễn chinh Pháp đã bị chặt mất đầu".
          " Tin Điện Biên Phủ thất bại về đến Pháp vào ngày cả nước Pháp đang tưng bừng sắm sửa ăn mừng " Thắng" Đức (1945). Thành thử cuộc ăn mừng cụt hứng mà hóa ra cuộc truy điệu".
          Sáu mươi năm đã qua (7/5/1954 - 7/5/2014) hào khí Điện Biên Phủ mãi âm vang tiếp thêm sức mạnh cho cả dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
 
                                                                                                            An Vinh - Khu di tích Kim Liên
 

Thông tin tham quan

Liên kết website